Bối cảnh Lựa chọn hạt nhân

Quy tắc 60 phiếu bầu

Năm 1806, Thượng viện đã thay đổi các quy tắc để loại bỏ hạn chế thời gian mà một thành viên có thể tranh luận. Năm 1917, Quy tắc XXII được sửa đổi, cho phép kết thúc một cuộc tranh luận bằng thủ tục Hòa giải (có hiệu lực với đa số hai phần ba), sau đó quy tắc lại được sửa đổi để cho phép thủ tục Hòa giải có hiệu lực với chỉ đa số ba phần năm năm 1975 (hiện tại ba phần năm Thượng viện là 60 thành viên).[5] Như vậy, mặc dù một dự luật có thể được thông qua bởi đa số thành viên, sự phản đối của ít nhất 41 thượng nghị sĩ có thể hủy bỏ dự luật ngay lập tức bằng chiến thuật cản trở. Trong Thượng viện hiện đại, bất kỳ dự luật phi lưỡng đảng thường được yêu cầu 60 phiếu bầu, trừ một số ngoại lệ.

Hiệu lực

Tính hợp pháp của lựa chọn hạt nhân đã bị lung lay dữ dội. Ví dụ, Nghị sĩ hùng biện Thượng viện Alan Frumin đã phản đối lựa chọn hạt nhân vào năm 2005.[6] Các báo cáo tiếp đó của Vụ Khảo cứu Quốc hội đã làm rõ việc sử dụng lựa chọn hạt nhân là "vi phạm các quy tắc và tiền lệ của Thượng viện".[7][8] Tuy nhiên, hiệu lực của nó đã không còn bị thách thức nghiêm trọng kể từ khi được cả hai đảng sử dụng vào năm 2013 và 2017.

Tên gọi

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Ted Stevens đề nghị sử dụng phán quyết của Chủ tịch để loại bỏ hàng loạt các ứng cử viên tư pháp vào tháng 2 năm 2003. Kế hoạch này có tên là "Hulk". Nhiều tuần sau, Thượng nghị sĩ Trent Lott đặt tên cho nó là lựa chọn hạt nhân vào tháng 3 năm 2003 vì việc sử dụng nó được coi là phương sách cuối cùng với những hậu quả lớn cho cả hai đảng, giống như vũ khí nguyên tử trong chiến tranh.[9][10][11][12][13]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lựa chọn hạt nhân http://orig.clarionledger.com/news/0305/23/m05.htm... http://www.cnn.com/2017/04/06/politics/senate-nucl... http://writ.news.findlaw.com/dean/20050506.html http://www.foxnews.com/politics/2013/07/16/senate-... http://www.foxnews.com/politics/2017/04/06/republi... http://www.huffingtonpost.com/2013/11/21/senate-fi... http://www.lasvegassun.com/news/2011/oct/06/harry-... http://www.nationalreview.com/benchmemos/benchmemo... http://www.newyorker.com/archive/2005/03/07/050307... http://www.politico.com/news/stories/1011/65383.ht...